Công cụ điện cầm tay khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Kiểm tra độ ẩm của động cơ điện, nếu độ ẩm cách điện vượt mức cho phép thì phải sấy khô động cơ cho hết ẩm (thông thường từ 5MW trở lên) mới được phép hoạt động.
- Phải có thiết bị bảo vệ điện như aptomat, khởi động từ, rơ le… Điện áp của thiết bị phù hợp với nguồn điện cung cấp: 1/110V, 1/220V, 3/220V, 3/380V... Nếu điện áp vượt hoặc thấp quá 5% thì phải dùng ổn áp (1 pha hoặc 3 pha).
- Dây dẫn điện từ nguồn tới thiết bị phải phù hợp với công suất của thiết bị. Nếu dây dẫn nhỏ thì phải thay dây khác lớn hơn (Dây nhỏ thì không chịu tải được, dễ gây cháy chập, trung bình 1mm2 tiết diện dây đồng chịu được 5A, nên mua dây điện của những hãng có uy tín và có tiêu chuẩn chính xác).
- Phải lắp đúng chủng loại, đường kính đĩa cắt, đĩa mài, lưỡi cưa, mũi khoan…cho thiết bị
- Trước khi khởi động phải kiểm tra cả phần cơ của thiết bị, xem có trơn tru không, bi (bạc đạn), bánh răng truyền động có bị dơ mòn không? Trước khi chạy có tải, phải chạy thử không tải kiểm tra chiều quay rồi mới lắp đá mài cắt, mũi khoan… Khi thiết bị hoạt động, nếu có hiện tượng đánh lửa ở cổ góp hoặc có tiếng ghì từ… thì dừng ngay để kiểm tra.
- Thường xuyên vệ sinh thiết bị sạch sẽ, bảo dưỡng, kiểm tra chổi than, tránh bụi bẩn và không được đeo gang tay sử dụng (Khi đeo găng tay sẽ bịt kín gió làm mát do vậy gây nóng máy).
- Khi thay chổi than phải đúng chủng loại, kích cỡ và chạy thử cho chổi than tiếp xúc đều với cổ góp, sau đó mới được cho ăn tải.
- Khi mất điện thì ngắt luôn cầu dao của thiết bị và cầu dao tổng, đề phòng lúc có điện trở lại sẽ làm hỏng thiết bị.
Tin khác